Bình luận gần đây

CHÀO CÁC BẠN ĐẾN VỚI BLOG GH...CHÚC CÁC BẠN VUI VẺ...!!!

Thứ Hai, 17 tháng 6, 2013

LẦM LỠ !

     Buổi sáng như thường lệ, tôi lướt qua các trang báo, bất chợt nhìn ra tựa đề " Kết thúc bi thương của vũ nữ Sài Gòn bị tạt axít", khi xem qua thì mới biết đó là vũ nữ Cẩm Nhung, mà lúc còn nhỏ tôi có lờ mờ nghe qua, đến nay khi bà qua đời, thì vụ án chấn động Sài Gòn trước năm 1975 được báo chí thông tin lại, qua đó tôi mới biết rõ hơn về cuộc đời hồng nhan bạc phận của bà, cái giá phải trả cho sai lầm tuổi trẻ của bà là cả một quãng đời lang bạt với sự khốn khổ đến tận cùng của số phận...thật xót xa...

    Đời sống xa hoa của bà gắn với ánh đèn màu và những vũ điệu quay cuồng làm bao nhiêu gã đàn ông say mê, nhanh chóng lụi tàn bởi một trận đánh ghen bằng axít đầu tiên tại sài gòn lúc bấy giờ, đó là năm 1963 khi bà mới 23 tuổi…sau hậu quá đó, bà bị mù lòa, khuôn mặt hoàn toàn bị biến dạng…vì quá đau buồn trước tại họa của con gái, mẹ bà cũng lâm bệnh và mất đi vào cuối năm 1964, chỉ còn duy nhất bà vú Sọ trung thành, sau đó cũng bệnh rồi ra đi mãi mãi…còn lại một mình bà...không nơi nương tựa, không một người thân…không tài sản…bà phải lê la khắp nơi để xin ăn, người ta chỉ nhận biết bà qua tấm hình xinh đẹp của bà treo trước ngực…gần 50 năm, bà sống mà như chết, thật quá thê lương cho một kiếp người…

     Cuối đời, bà mất tại Hà Tiên thuộc tỉnh Rạch Giá, bà ra đi trong cô đơn, lạnh lẽo...Thật ngậm ngùi cho số kiếp của bà...cầu cho linh hồn bà được yên nghĩ...

       
Phận đời của bà được trích lượt như sau:

       " Cẩm Nhung người gốc Hà Nội, có một khuôn mặt cực đẹp và làn da trắng hồng của con gái xứ Bắc, cùng thân hình quyến rũ và đôi chân điệu nghệ nhất trong các vũ điệu cuồng say tại vũ trường Kim Sơn.

        Vào Sài Gòn được ít năm, khi cuộc sống vừa ổn định, cha của Cẩm Nhung đã qua đời vì bệnh, gia đình chỉ còn lại ba người phụ nữ: mẹ cô, bà vú Sọ và cô. Không có điều kiện đi học tiếp, Cẩm Nhung xin vào làm tiếp viên trong một nhà hàng. Từ một cô tiếp viên chuyên bưng bê món ăn, cô đã lân la làm quen với những bản nhạc, những điệu nhảy trong quán bar của nhà hàng. Để rồi khi chưa tới 19 tuổi, cô đã trở thành gái nhảy chuyên nghiệp trên đất Sài Gòn.

        Năm 23 tuổi dù đã từng trải trong tình trường nhưng không hiểu sao lại bị tay trung tá “Thức công binh” (biệt danh của trung tá Trần Ngọc Thức)  lớn hơn cả chục tuổi “hớp hồn” ngay những lần gặp đầu tiên. Có lẽ là vì sự già dặn, từng trải, phong lưu và cách tiêu tiền như nước của gã, mà cũng có thể vì cái lon trung tá thời ấy rất oai, cả Sài Gòn chỉ đếm được trên đầu ngón tay, mà cô vũ nữ sành điệu đã nhanh chóng sà vào vòng tay bao bọc của ông ta, dù cô thừa biết rằng ông ta đang có vợ.

       Cẩm Nhung chấp nhận làm vợ bé – điều không có gì là ghê gớm trong xã hội Sài Gòn thời đó. Cô không thể ngờ bà “Năm Ra-đô”(vợ Thức Công binh) đã vạch kế hoạch tỉ mỉ tiêu diệt tình địch. Hai tên giang hồ có cỡ được bà “Năm Ra-đô” thuê với giá 2 lượng vàng để làm cái việc hủy diệt nhan sắc của cô vũ nữ. Bà “Năm Ra-đô” tin tưởng, khi Cẩm Nhung không còn nhan sắc, cô sẽ không thể quyến rũ chồng bà và “Thức công binh” sẽ trở về với vợ con.

       Ngày 18 tháng 7 năm 1963, đồng loạt các tờ báo, tạp chí ở Sài Gòn đăng tin, giật tít rất giật gân về việc “nữ hoàng vũ trường” – vũ nữ Cẩm Nhung bị tạt axít, phá hủy toàn bộ gương mặt xinh đẹp. Các tờ báo đều có chung nhận xét, đây là vụ đánh ghen bằng axít lần đầu tiên xảy ra trong giới thượng lưu Sài Gòn và trở thành tâm điểm quan tâm của mọi giới.

       Người mẹ khốn khổ của Cẩm Nhung vì buồn phiền mà sinh bệnh, rồi qua đời cuối năm 1964, chỉ hơn một năm sau ngày đứa con gái bất hạnh của bà bị nạn. Sau đó người thân cuối cùng của bà là bà vú Sọ trung thành cũng đổ bệnh nặng qua đời. Còn lại một mình trên đời, không nơi nương tựa, không người thân, không nhà cửa, không tài sản, cô vũ nữ lừng danh một thời chỉ còn con đường đi ăn xin. Trên ngực bà đeo hình của bà chụp với người tình là trung ta Thức công binh.

       Theo báo chí Sài Gòn, sau đó, vợ chồng “Thức công binh” đã chia tay nhau mà nguyên nhân chính là vụ tạt axít của người vợ. Về sau, không ai còn biết “Thức công binh” ra sao, còn bà “Năm Ra-đô” thì gửi thân nơi cửa Phật, có lẽ bà muốn nhờ cửa Phật từ bi gột rửa tội lỗi khủng khiếp mà bà đã gây ra.

     Những năm tháng Cẩm Nhung lang thang trên khắp nẻo Sài Gòn sau khi bị nạn, cũng là lúc trên sân khấu ca nhạc của Sài Gòn thịnh hành bài hát “Tình kỹ nữ” của hai tác giả Nhật Ngân – Duy Trung. Không biết các tác giả viết bài hát này để tặng cho ai khác hay vì xót thương số phận của Cẩm Nhung mà lời bài hát như nói về cuộc đời của cô vữ nữ bất hạnh này. Người ta kể rằng, mỗi khi đang đi ăn xin trên đường, tình cờ nghe bài hát “Tình kỹ nữ” vang lên, Cẩm Nhung luôn ôm mặt khóc, đứng tựa vào đâu đó thật lâu rồi mới dò gậy đi ăn xin tiếp.

     Một ngày đầu năm 2013, tại một xóm trọ nghèo ở thị xã Hà Tiên (tỉnh Kiên Giang), nơi những người ăn xin, bán vé số, bốc vác tứ xứ đến thuê ở trọ, có một đám ma nghèo. Một bà lão bán vé số đã qua đời vì già yếu, bệnh tật. Không một người thân, bà lão được những người đồng cảnh ngộ lo cho một quan tài loại rẻ tiền, rồi đưa ra nghĩa địa...Bà lão đó chính là vũ nữ Cẩm Nhung"
   
Lời bài hát thay cho lời kết......

Ta tiếc cho em trong cuộc đời làm người...

Ta xót xa thay em là một cánh hoa rơi...

Loài người vô tình giẫm nát thân em...

Loài người vô tình giày xéo lên em...

Loài người vô tình giết chết đời em...

Ta tiếc cho em... Ta tiếc cho em....


    

Chủ Nhật, 9 tháng 6, 2013

TÌNH BA !


Ba à ! trong gia đình, với ba, cách thể hiện tình cảm đôi khi có sự nghiêm khắc, nhất là là khi con đi sai đường, ba luôn lắng nghe và thấu hiểu những suy nghĩ trong con, ba luôn dõi theo con và là nơi con ngã đầu vào khi con vấp ngã...nếu không có ba răn dạy thì không biết những năm tháng tuổi thơ ham chơi bồng bột con sẽ như thế nào...tình yêu của ba dành cho con mãi mãi là một tài sản quý giá, con mang theo trong suốt cuộc đời mình...nơi suối vàng con nguyện cầu cho ba mãi mãi bình an và thanh thản...con mãi yêu ba...!!!

Ở Việt Nam, ngày lễ của ba mới được du nhập vào những năm gần đây. Ngày của ba cũng sắp đến. GH xin chúc tất cả những người ba luôn vui khoẻ, hạnh phúc, và dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, hãy luôn hướng về những đứa con của mình, vì chúng rất cần bàn tay nâng đỡ. Xin chúc những người con luôn là niềm tự hào của ba mình, sẽ là những công dân hữu dụng, hiếu thảo !



Lên đầu trang
Vào giữa trang
Xuống cuối trang