Bình luận gần đây

CHÀO CÁC BẠN ĐẾN VỚI BLOG GH...CHÚC CÁC BẠN VUI VẺ...!!!

Thứ Ba, 29 tháng 9, 2015

THĂM CÔN ĐẢO

Công ty tổ chức chuyến về nguồn, nơi được chọn là Côn Đảo, tôi cùng đồng nghiệp có 3 ngày đến viếng thăm và ghi lại một vài hình ảnh tại nơi đây.

Vài nết về Côn Đảo

Côn Đảo còn được biết đến qua những cái tên khác nhau như Côn Sơn, Côn Lôn hay Côn Nôn là một quần đảo ngoài khơi thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, cách TP. Vũng Tàu 97 hải lý.

Côn Đảo nằm ở vị trí thuận lợi trên đường hàng hải nối liền Âu-Á, vì vậy Côn Đảo được người phương Tây biết đến rất sớm:
Năm 1294 đoàn thuyền của nhà thám hiểm người Ý Marco Polo, gồm 14 chiếc trên đường từ Trung Hoa về nước bị một cơn bão nhấn chìm mất 8 chiếc, số còn lại đã dạt vào trú tại Côn Đảo.

Nhà tù chính trị:
Ngày 1 tháng 2 năm 1862, Bonard ký quyết định thành lập nhà tù Côn Đảo, và từ đó biến Côn Lôn thành nơi giam giữ những người tù chính trị Việt Nam với hệ thống chuồng cọp nổi tiếng. Vì vậy dưới thời Pháp thuộc đã có câu rằng:
"Côn Nôn đi dễ khó về
Già đi bỏ xác, trai về nắm xương"

Hướng dẫn viên người gốc Cà Mau-cô đang làm việc cho công ty du lịch Saigontourist. Theo thuyết minh thì cô cho biết số người đã chết trên đảo khoảng 22.000 người
Nhà tù Côn Đảo là di tích của quốc gia, nơi đã giam giữ nhưng nhà cách mạng yêu nước






























Nghĩa trang Hàng Dương























Cầu tàu 914 là nơi có 914 người đã hy sinh trong thời gian xây cầu tàu này
Côn Đảo có 3 mặt giáp núi và 1 mặt giáp biển
Chùa Vân Sơn Tự


Con đường lên chùa


Từ trên chùa nhìn xuống phía trước là 2 ao nước ngọt cung cấp cho Côn Đảo, phía xa xa là toàn bộ thị trấn Côn Đảo khoảng 7.000 người sinh sống, chủ yếu là người Miền Tây. Theo cảm nhận của tôi, người dân ở đây chân chất, hiền hòa.
An Sơn Miếu là nơi thờ bà Phi Yến - Thứ phi của chúa Nguyễn Phúc Ánh (Nguyễn Ánh). Bà có tên thật là Lê Thị Răm. Năm 1783, Nguyễn Ánh bôn đào ra Côn Đảo để tránh sự theo dõi của lực lượng Tây Sơn. Vì thất bại liên tục nên ông đưa hoàng tử Hội An (có tên tục là hoàng tử Cải) tháp tùng cùng Bá Đa Lộc sang Pháp làm con tin để cầu viện. Bà Phi Yên ngỏ lời khuyên Nguyễn Ánh rằng: “Việc đánh nhau với Tây Sơn là chuyện trong nhà, thiếp nghĩ chúa công không nên nhờ vả ngoại bang, nếu thắng được Tây Sơn thì chẳng vẻ vang gì mà e còn lắm điều rối rắm về sau…”Chỉ mấy điều khuyên can ấy mà chúa Nguyễn Ánh nổi trận lôi đình, nghi bà Phi Yến có ẩn ý thông đồng với quân Tây Sơn. Nguyễn Ánh truyền lệnh giam cầm bà vào một hang đá trên hòn đảo hoang vắng nằm về phía Tây Nam của quần đảo Côn Đảo. Vừa truyền lệnh giam cầm Thứ phi Phi Yến xong thì Nguyễn Ánh được tin quân Tây Sơn sắp ra đến Côn Đảo, ông liền cùng đoàn tùy tùng xuống thuyền chạy tiếp. Lúc bấy giờ đứa con duy nhất của bà Phi Yến cùng với chúa Nguyễn Ánh là hoàng tử Hội An (5 tuổi) khóc lóc đòi mẹ bị Nguyễn Ánh ném xuống biễn, xác trôi tấp vào làng Cỏ Ống. Câu thơ "Gió đưa cây Cải về trời, rau Răm ở lại chịu đời đắng cay" có từ nguồn gốc đây



Những con đường trên Côn Đảo cũng rất vắng vẻ
Có những nơi cho khách tham quan và mua sắm nằm rải rác trên những tuyến đường
Con đường từ sân bay vào thị trấn một bên là vách núi, một bên là biển

Trạm kiểm soát tại sân bay Côn Đảo trước khi đoàn vào làm thủ tục về đất liền
 

8 nhận xét:

  1. bài viết là những tư liệu khá bổ ích cho những người mù tịt về lịch sử như em. Những bức ảnh gợi lại một thời quá khứ mà đất nước ta đã trải qua. Chuyến đi thật ý nghĩa anh nhỉ? À, có mua quà gì về cho em không đấy? hihi

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lần đầu anh đến Côn Đảo, được mắt thấy tai nghe về những di dích của lịch sử mà trước đây chỉ biết qua sách vở, chuyến đi thật ý nghĩa em à. Có quà cho em chứ....hihi

      Xóa
  2. Côn Đảo là địa danh nổi tiếng gắn với lịch sự nước ta vào thời chống Pháp, nơi đây đã chứng kiến bao nhiêu con người đã hy sinh. Qua đi ké anh, em biết thêm về Côn Đảo, thông qua hình ảnh và những lời diễn giải. Một chuyến đi về nguồn thật ý nghĩa anh hen….hihi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhắc đến Côn Đảo là gắn liền với những nhà tù, địa ngục kinh hoàng, nơi mà khoảng 22.000 ngàn người đã hy sinh, một con số khủng khiếp. Đến đây được xem như nơi tâm linh, nơi mà lịch sử sẽ mãi mãi ghi ơn những anh hùng. Trong đó Chị Võ Thị Sáu là người phụ nữ đâu tiên bị tử hình trên đất Côn Đảo.
      Một chuyến về nguồn thật ý nghĩa đó em. Qua đi ké với anh là anh vui rồi, chứ đi Côn Đảo mà ít người quá hơi lạnh á....hihi

      Xóa
  3. mình chỉ biết hai từ "côn đảo " là một cái gì khủng khiếp nhất .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng thế anh, Côn Đảo là nơi tra tấn, giam cầm, hành hình khủng khiếp nhất

      Xóa
  4. Nhà tù Phú Quốc cũng đã để lại trong tâm thức mình một cảm xúc khó tả nhưng dù sao nơi đó vẫn không ám ảnh mình như Côn Đảo, nơi mà trên mỗi bước đi ta cứ đinh ninh rằng đang giẫm trên hài cốt bao con người chưa tìm thấy...
    Cảm ơn bài và ảnh, GH! :)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhà tù Phú Quốc mình cũng đã đến cách đây vài năm, nhưng mức độ ám ảnh không bằng nhà tù Côn đảo, bạn nói đúng lắm, mỗi bước chân đi trên đất Côn Đảo như ta đang vô tình giẫm lên hài cốt chưa tìm thấy.
      Cảm ơn bạn đã ghé thăm và chia sẽ bài viết !

      Xóa

Lên đầu trang
Vào giữa trang
Xuống cuối trang